Đông trùng hạ thảo là gì? Công dụng, cách sử dụng

Đông trùng hạ thảo là một loại “biệt dược” quý hiếm, có giá trị kinh tế cao với vô vàn công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp. Vậy đông trùng hạ thảo là con gì, tại sao lại đắt đỏ, thậm chí có thời điểm lên đến hàng tỷ đồng như thế? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ về loại thảo dược này, công dụng, các cách sử dụng hiệu quả, cách phân biệt thật – giả cũng như giá thành chuẩn và địa chỉ mua uy tín hàng đầu hiện nay.

Đông trùng hạ thảo là gì?

Nhiều người thắc mắc, đông trùng hạ thảo là cây hay là con? Đông trùng hạ thảo, theo cách hiểu dân gian nghĩa là mùa đông là con trùng, mùa hạ là thân thảo.

Thực chất, đây là sự kết hợp kỳ diệu giữa côn trùng và thực vật. Bản chất nó là một loại nấm có tên Ophiocordyceps Sinensis (thuộc nhóm nấm Ascomycetes) nhưng sống ký sinh trên cơ thể của ấu trùng bướm thuộc chi Thitarodes Viette. Thường gặp nhất vẫn là ấu trùng sâu của loài mang tên Hepialus Armoricanus.

Đông trùng hạ thảo xuất xứ từ đâu – Quá trình hình thành và khai thác

Nhiều người thắc mắc đông trùng hạ thảo mọc ở đâu trong tự nhiên?

Đông trùng hạ thảo được tìm thấy ở các cao nguyên vùng núi Tây Tạng, Bhutan, Vân Nam, Quế Châu,… của Trung Quốc. Nơi có địa hình hiểm trở với độ cao trên 4000m so với mực nước biển và thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

Đông trùng hạ thảo sống ở đâu? - Dược liệu sinh trưởng chủ yếu ở Tây Tạng
Đông trùng hạ thảo sống ở đâu? – Dược liệu sinh trưởng chủ yếu ở Tây Tạng

Các tài liệu cổ ghi chép rằng, sự hình thành của đông trùng hạ thảo là một trong những điều kỳ diệu nhất của thiên nhiên.

Thông thường, ấu trùng sâu non khi lớn lên sẽ phát triển thành bướm. Tuy nhiên một số ấu trùng sâu non trong quá trình ngủ đông ở trong lòng đất đã bị nhiễm nấm Cordyceps Sinensis. Nấm sống ký sinh ở ấu trùng, phát triển các sợi hút dưỡng chất bên trong. Theo thời gian, sợi nấm phát triển mạnh sẽ xâm chiếm vật chủ, làm sâu non chết dần. Sự tồn tại theo hình thức này được gọi là “đông trùng”.

Đến một thời điểm nào đó, thường là vào mùa hạ, nấm mọc thân dài màu nâu vươn lên từ đầu sâu non ra khỏi mặt đất như thân thảo, nên được gọi là “hạ thảo”.

Từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm, người dân địa phương bắt đầu cuộc săn tìm “vàng mềm” trên những vùng núi cao cheo leo, hiểm trở.

Người dân thu hoạch toàn bộ gồm cả khoản tọa, khuẩn ty và ấu trùng. Đông trùng hạ thảo sau khi thu hoạch có thể dùng tươi, sấy khô hoặc bào chế thành nhiều dạng chế phẩm như ngâm rượu, bào bột mịn, nước uống, viên,…

Đặc điểm nhận biết

Đông trùng hạ thảo là dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế rất lớn. Chính vì thế, đây cũng là loại thường bị làm giả để trục lợi bất chính.

Đông trùng có những đặc điểm đặc trưng rất dễ nhận biết
Đông trùng có những đặc điểm đặc trưng rất dễ nhận biết

Để nhận biết đông trùng hạ thảo tự nhiên chuẩn, độc giả có thể căn cứ vào các đặc điểm sau:

  • Phần thân sâu và nấm nối liền với nhau, tổng chiều dài khoảng 10 – 11cm, rộng khoảng 10mm.
  • Phần thân có hình dạng giống con tằm, dài 3 – 5cm, có màu vàng sẫm hoặc màu nâu vàng sẫm. Thân có nhiều vân ngang, ở phần đầu nhỏ hơn, màu đỏ sẫm và có các vằn khía rõ ràng. Thân dễ bị gãy, bên trong có ruột màu trắng ngả vàng, nhìn thấy ruột hình chữ V.
  • Phần thảo mọc thẳng đứng giống chiếc gậy, có màu nâu sẫm, vỏ xù xì mang hạt chứa nang bào tử. Phần đầu phình to, dẻo dai, khó bẻ gãy ngay cả khi đã sấy khô.
  • Có 8 cặp chân nhưng chỉ có 4 cặp ở giữa bụng lộ rõ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *