Sâm ngọc linh là gì?
Đây là loại sâm quý, được tìm thấy chủ yếu tại miền Trung Trung Bộ của Việt Nam. Do dược sĩ Đào Kim Long phát hiện trên núi Ngọc Linh vào năm vào năm 1973. Có lẽ cái tên Sâm ngọc linh cũng từ đó mà nên.
Loại sâm này có dạng thân thảo, sống lâu năm, thoạt nhìn sẽ rất giống nhân sâm Triều Tiên. Đặc biệt, nhờ có giá trị kinh tế cao mà sâm ngọc linh được ví như “cây đẻ trứng vàng” của người dân. Nó được đánh giá cao hơn sâm của Hàn Quốc. Thậm chí, được mệnh danh là sâm tốt nhất thế giới.
- Sâm ngọc linh có tên khoa học là Panax vietnamensis.
- Tên khác: Sâm khu năm, sâm Việt Nam, sâm trúc, củ ngải rọm con, cây thuốc giấu.
- Thuộc họ: Cuồng cuồng (Tên khoa học là Araliaceae).
Đặc điểm nhận biết
Sâm Ngọc Linh có những đặc điểm đặc trưng nhận biết như sau:
- Thân cây: Thân khí sinh, dạng thẳng đứng, có màu lục hoặc hơi tím. Thân cây thường nhỏ và có đường kính từ 4 – 8mm.
- Rễ: Thân rễ cây sẽ có nhiều đốt như đốt trúc và có nhiều cùi thịt, đường kính chỉ từ 1 – 3cm. Rễ cây mọc bò ngang, có thể ở trên hoặc dưới mặt đất khoảng 1 – 3cm, thường mang nhiều củ và rễ nhánh.
- Lá sâm Ngọc Linh: Mỗi thân mang lá sẽ tương ứng với một đốt dài khoảng 0,5 – 0,7cm. Lá ở trên đỉnh thân là dạng lá kép, có hình chân vịt, mọc theo từng vòng với số lượng khoảng 3 – 5 nhánh lá. Cuống lá kép dài từ 6 – 12mm, gồm 5 lá chét, phiến hình bầu dục, chóp nhọn và mép khía có răng cưa, có lông ở hai mặt. Từ năm một đến năm ba, chỉ có 1 lá duy nhất và không rụng, từ năm thứ 4, cây mới có thêm 2 – 3 lá.
- Hoa: Hình tán đơn, thường mọc dưới các lá thẳng với thân. Cuống dài 10 – 20cm, có thể xuất hiện kèm thêm 1 đến 4 tán phụ hoặc thêm 1 hoa ở dưới tán chính, mỗi tán sẽ có tới 60 đến 100 hoa. Mỗi hoa có 5 cánh, màu vàng nhạt, 5 nhị với 1 vòi nhụy.
- Quả: Chủ yếu mọc ở phần trung tâm của tán lá, dài từ 0,8 đến 1cm, rộng từ 0,5 đến 0,6cm. Lúc đầu quả có màu xanh, sau hai tháng chuyển sang màu xanh thẫm hoặc vàng lục. Quả chín sẽ có màu đỏ cam và phần đỉnh quả có chấm đen. Mỗi quả thường chứa 1 – 2 hạt, mỗi cây có trung bình từ 10 – 30 quả.
Một số thông tin khác về cách thu hái, chế biến và bảo quản:
-
- Bộ phận dùng: Chủ yếu là phần thân rễ và củ. Ngoài ra, rễ con và lá cũng có thể được sử dụng.
- Thu hái: Khi cây đã đủ 3 năm tuổi và được thu hoạch vào mùa đông.
- Chế biến: Rễ cây được đem rửa sạch và phơi khô.
- Bảo quản: Sâm ngọc linh cần bảo quản ở những nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng.
- Sâm Ngọc Linh có những đặc điểm đặc trưng nhận biết như sau:
- Thân cây: Thân khí sinh, dạng thẳng đứng, có màu lục hoặc hơi tím. Thân cây thường nhỏ và có đường kính từ 4 – 8mm.
- Rễ: Thân rễ cây sẽ có nhiều đốt như đốt trúc và có nhiều cùi thịt, đường kính chỉ từ 1 – 3cm. Rễ cây mọc bò ngang, có thể ở trên hoặc dưới mặt đất khoảng 1 – 3cm, thường mang nhiều củ và rễ nhánh.
- Lá sâm Ngọc Linh: Mỗi thân mang lá sẽ tương ứng với một đốt dài khoảng 0,5 – 0,7cm. Lá ở trên đỉnh thân là dạng lá kép, có hình chân vịt, mọc theo từng vòng với số lượng khoảng 3 – 5 nhánh lá. Cuống lá kép dài từ 6 – 12mm, gồm 5 lá chét, phiến hình bầu dục, chóp nhọn và mép khía có răng cưa, có lông ở hai mặt. Từ năm một đến năm ba, chỉ có 1 lá duy nhất và không rụng, từ năm thứ 4, cây mới có thêm 2 – 3 lá.
- Hoa: Hình tán đơn, thường mọc dưới các lá thẳng với thân. Cuống dài 10 – 20cm, có thể xuất hiện kèm thêm 1 đến 4 tán phụ hoặc thêm 1 hoa ở dưới tán chính, mỗi tán sẽ có tới 60 đến 100 hoa. Mỗi hoa có 5 cánh, màu vàng nhạt, 5 nhị với 1 vòi nhụy.
- Quả: Chủ yếu mọc ở phần trung tâm của tán lá, dài từ 0,8 đến 1cm, rộng từ 0,5 đến 0,6cm. Lúc đầu quả có màu xanh, sau hai tháng chuyển sang màu xanh thẫm hoặc vàng lục. Quả chín sẽ có màu đỏ cam và phần đỉnh quả có chấm đen. Mỗi quả thường chứa 1 – 2 hạt, mỗi cây có trung bình từ 10 – 30 quả.
Reviews
There are no reviews yet.